Nghệ thuật phương tây – Chặng đường lịch sử phát triển

Nghệ thuật phương tây – Chặng đường lịch sử phát triển

Mấy hôm trước nó bôi việc ra hì hục ngồi vẽ tranh minh họa để giúp mọi người hiểu rõ hơn về mảng nghệ thuật Mầm muốn hướng đến. Thực ra không phải nó mà là một thanh niên đầu cũng mọc mầm khác nghĩ ra. Chứ ngồi viết hết đống chủ đề mà nó liệt kê là con điên này đã đủ muốn nổ đầu! (Nói thế là khoe khéo đã chuẩn bị rất nhiều điều muốn chia sẻ cùng mọi người trong thời gian sắp tới ấy mà!)

Giả vờ bận rộn tí giờ thì vào vấn đề chính thôi. Trong ảnh là 7 giai đoạn của lịch sử nghệ thuật kèm mốc thời gian và hình minh họa (nó vẽ cũng đẹp phết nhỉ hô hô)

done.jpg
7 giai đoạn Lịch sử nghệ thuật

1. Cổ đại (giữa thế kỉ IV TCN – 476)

Trong thời kì cổ đại , tín ngưỡng đa thần đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Họ tin tưởng và coi trọng Thế giới sau cái chết, coi đó là cuộc sống vĩnh hằng nên văn hóa nghệ thuật cũng gắn liền với tư tưởng này.

  • Điển hình như, đối với nền văn hóa Ai Cập cổ đại, Kim Tự Tháp được xây dựng với ý nghĩ là biểu tượng cho sự kết nối giữa trời – đất và để bảo về cho cuộc sống vĩnh hằng của các Pharaon.

Pyramid of Giza 1
Kim Tự Tháp (2558–2532 TCN)
  • Đối tượng của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại là hình tượng các thánh thần và con người siêu phàm, được thể hiện hài hòa, khả năng diễn đạt hình khối và tỉ lệ đạt đến độ hoàn chỉnh
Doryphoros
Doryphoros (440 TCN)
  • Hy Lạp có ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật của La Mã, tuy nhiên vì quan niệm thẩm mỹ và tính chất dân tộc khác biệt nên điêu khắc La Mã thiên về phù điêu hơn là tượng tròn, giỏi về chân dung hơn là tác phẩm hư cấu. Hy Lạp mượn đề tài thần thoại để đề cao con người, còn La mã thì lấy đề tài lịch sử để đề cao giai cấp thống trị.
abraham louis rodolphe ducros - le colisee - rome
Đấu trường La Mã (70 – 72)

2. Trung đại  (500 – 1500)

Thời Trung Cổ, hai bộ phận chủ yếu của nghệ thuật là nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật Kitô giáo. Tu viện trưởng và giám mục đóng vai trò quan trọng đối với văn hóa nghệ thuật thời kì này.

le-christ-redempteur-6e-s.-
Nhà thờ San Vitale (547)
  • Gothique là một phong trào nghệ thuật phát triển ở Pháp vào thế kỷ 12. Nghệ thuật Gothique đã nhanh chóng lan rộng ra khắp Tây Âu, gần như toàn bộ phía bắc dãy núi Alpes, nhưng lại không gây ảnh hưởng nhiều đến các phong cách cổ điển của Ý. Những tác phẩm Gothique rất ít khi được giới thiệu trước khi có sự thay đổi đáng kể về dáng vẻ của nhân vật, kết cấu trong phong cách. Và rồi nhân vật trở nên sinh động hơn trong động tác, biểu cảm, có khuynh hướng tách rời cảnh vật, và được đặt tự do hơn trong bức ảnh.

Notre_Dame_de_Paris_Cathédrale_Notre-Dame_de_Paris_(6094164096)
Nhà Thờ Đức Bà Paris (1163)

3. Phục Hưng (Thế kỉ 16)

Lần đầu tiên, các tác phẩm vượt ra khỏi sự kiểm soát bởi sức mạnh tôn giáo và bắt đầu tầng lớp trung lưu.
Trong thời Trung cổ, sáng tạo nghệ thuật chủ yếu hướng về tôn giáo Cơ đốc. Nghệ thuật thời kì Phục Hưng sử dụng các chủ đề nhân văn (khoan dung, tự do tư tưởng, hòa bình, giáo dục nhằm phát triển cá nhân, v.v…) và thần thoại. Sự đổi mới của sự phản ánh triết học cung cấp cho các nghệ sỹ những ý tưởng mới: với thuyết Neoplatonism, Con người là trung tâm của vũ trụ. Sơn dầu được tìm ra và trở thành chất liệu đặc trưng mang lại cho nghệ thuật thời kì Phục Hưng một bộ mặt mới không chỉ về nội dung mà còn về phong cách nghệ thuật.

1200px-Mona_Lisa,_by_Leonardo_da_Vinci,_from_C2RMF_retouched.jpg
Mona Lisa – Leonardo da Vinci (1503)
  • Baroque là một phong trào nghệ thuật có nguồn gốc từ Ý ở các thành phố như Rome, Mantua, Venice và Florence từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ thứ mười tám. Baroque, có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, được đặc trưng bởi sự phóng đại, quá tải trong trang trí, hiệu ứng kịch tính, căng thẳng, tràn đầy sức sống, sự hùng vĩ đôi khi hào nhoáng và tương phản,… Thời đại Baroque tạo nên “một thế giới mà tất cả mọi sự đối lập có thể được kết hợp hài hòa”
  • Nghệ thuật cổ điển là một hình thức nghệ thuật đã được phát triển ở Pháp và Châu Âu vào thế kỷ XVII dưới thời Louis XIV (1661-1715). Nó liên quan đến hội họa cũng như kiến ​​trúc, âm nhạc hay văn học. Nghệ thuật cổ điển tìm kiếm sự biểu hiện của sự thật, trật tự, quyền lực, sự hoàn hảo và đối xứng,… Đó là một nghệ thuật chủ yếu phục vụ cuộc sống của các tòa án hoàng tộc. Một ví dụ nổi tiếng về nghệ thuật này là Cung điện Versailles.

4. Thế kỉ Ánh sáng (Thế kỉ 18)

Sở dĩ phong trào Khai sáng phát sinh vào thời kì này là do ảnh hưởng của cả thời kì dài Châu Âu mải miết hấp thụ những tri thức mới trong thời kì Phục Hưng nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội. Nghệ thuật chuyển sang các chủ đề thế tục: chân dung, cảnh đời sống hàng ngày, sinh vật sống, phong cảnh.

ca6c4aec75c24dadb6920402e7e4fcff
La marchande de crevette (1745)
vers10_david_002f.jpg
Marat assassiné (1793)
  • Kiến trúc Rococo là một phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của Pháp trong thời kì khai sáng. Đây là phong cách kiến trúc được sử dụng phổ biến ở thời của hoàng hậu Marie Antoinette. Các phòng thuộc phong cách Rococo thường được thiết kế thành một sản phẩm nghệ thuật tổng thể với vật dụng trang trí lộng lẫy và thanh tao, những vật phẩm điêu khắc nhỏ, những chiếc gương trang trí, thảm thêu, ngoài ra nó còn được bổ sung bởi những bức tranh tường tinh tế.
856px-Jean-Baptiste_Siméon_Chardin_021
Madame Chardin (1744)

5. Nghệ thuật đầu thế kỉ 19

Thế kỷ 19 là giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, là bước tiến của các nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là khoa học thế giới. Văn học nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng dẫn đến sự đấu tranh cho 3 khuynh hướng nghệ thuật cơ bản. Chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực.

989px-La_Chambre_à_Arles,_by_Vincent_van_Gogh,_from_C2RMF_frame_cropped.jpg
La chambre – Van Gogh (1888)

6. Nghệ thuật Hiện đại

Tác phẩm nghệ thuật thực hiện trong những giai đoạn 1850 – 1945 đều tìm đến cách biểu hiện mới nhằm thoát khỏi truyền thống. Thử nghiệm những chất liệu tạo hình và đưa nghệ thuật ra khỏi sự miêu tả thông thường hướng tới tư duy trừu tượng. Biểu đạt tự do, mang tính cách mạng của tư tưởng từ bên trong người nghệ sỹ.

1311021-Juan_Gris_Carafe_et_journal
Carafe et journal – Juan Gris (1917)
1311039-Franz_Marc_Cheval_rouge_et_cheval_bleu
Cheval rouge et cheval bleu – Franz Marc (1912)

7.Nghệ thuật Đương đại

Nghệ thuật đương đại tạo nên tác phẩm với sự kết hợp đa dạng của vật liệu, phương pháp, khái niệm với những tư tưởng chống lại truyền thống và thách thức những định nghĩa dễ dãi. Nghệ sỹ khám phá ý tưởng, khái niệm, câu hỏi, thực hành trong quá khứ với mục đích để hiểu hiện tại và hình dung tương lai. Bởi sự đa dạng trong các phương pháp tiếp cận, Nghệ thuật đương đại thường được xem như thiếu một sự thống nhất trong nguyên lý, tư tưởng hay định hình.  Đối tượng của tác phẩm là, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện đại với mục đích tái định nghĩa thế giới và các giá trị đã được chấp nhận.

Barnett-Newman-Cathedra-1957
Cathedral – Barnett Newman (expressionism 2013)
maxresdefault
Spiral Jetty – Robert Smithson (1970)
Z 208
M-maybe – Roy Lichtenstein (1965)

Mọi người có thể thấy Nghệ thuật Hiện đại và Nghệ thuật Đương đại là hai giai đoạn nghệ thuật gần với chúng ta nhất về thời gian. Chính vì vậy chúng có mối liên hệ mật thiết với đời sống hiện nay hơn những giai đoạn lịch sử còn lại. Nhưng thay vào đấy nó lại có nhiều cách thể hiện mới lạ và độc đáo hơn khiến ta đôi khi cũng cảm thấy khó nhằn không hiểu những tác phẩm ấy muốn nói lên điều gì. Âu cũng là quy luật bù trừ, chứ đơn giản quá thì đâu còn gì thú vị. Mà cái khó này lạ lùng lắm, khiến nó càng ngày càng tò mò, biết một ít rồi thì lại muốn biết thêm, tìm hiểu thêm về nghệ thuật và rồi ngẩn ngơ tự đặt cho mình những câu hỏi chưa có lời giải: “Nghệ thuật sẽ đi về đâu nhỉ? “Liệu có giới hạn nào cho sự sáng tạo không?”

Vạn vật phát triển nhờ phá vỡ những nguyên tắc cũ đã lỗi thời, nhưng Nghệ thuật bây giờ đã phát triển đến độ không còn đẹp hay xấu. Con người cũng đã sáng tạo ra vô số phương thức biểu hiện mới, vậy thì, đâu là giới hạn để vượt qua? Với cả mọi người cũng phải công nhận với nó là tò mò một mình thì cảm giác ngứa ngáy khó chịu lắm, phải có người khác khó chịu cùng thì mới vui. Phải không?

Vì vậy, cùng với Mầm, nó sẽ chia sẻ những thông tin mà nó nhặt được trên vỉa hè và kiến thức chính quy về Nghệ thuật Hiện đại và Nghệ thuật Đương đại với tất cả những ai đều đam mê nghệ thuật như nó.

Hãy ủng hộ Mầm ở các bài tiếp nhé! 

2 bình luận cho “Nghệ thuật phương tây – Chặng đường lịch sử phát triển”

  1. Ảnh đại diện Nghệ thuật đương đại – Hiểu thế nào là đúng? – MẦM

    […] Theo dòng lịch sử phát triển của Nghệ thuật phương tây, Nghệ thuật đương đại xuất hiện từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai (từ 1945 đến nay) và là sự tiếp nối của Nghệ thuật hiện đại, tạo ra bởi mong muốn phá vỡ những giá trị và nguyên tắc truyền thống, những điều không còn phù hợp với thời đại. […]

    Thích

  2. Ảnh đại diện Tran Tth Dương
    Tran Tth Dương

    cam on ban !

    Thích

Gửi phản hồi cho Tran Tth Dương Hủy trả lời

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Tạo một blog trên WordPress.com